HÀNH VI ĐƯỢC COI LÀ TRỐN THUẾ NĂM 2025? QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI TRỐN THUẾ
Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp cố tình lợi dụng kẽ hở pháp lý hoặc áp dụng sai quy định để né tránh nghĩa vụ nộp thuế, từ đó dẫn đến hành vi bị coi là trốn thuế. Năm 2025, các quy định pháp luật liên quan đến hành vi trốn thuế tiếp tục được hoàn thiện và siết chặt hơn nhằm bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong hệ thống thuế quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích những hành vi cụ thể bị coi là trốn thuế theo quy định hiện hành, cũng như hệ quả pháp lý đi kèm.Danh sách những hành vi được coi là trốn thuế năm 2025? Xử phạt hành chính, hình sự tội trốn thuế năm 2025 ra sao?
22/06/2025
Căn cứ Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định danh sách những hành vi được coi là trốn thuế năm 2025 như sau:
STT |
HÀNH VI TRỐN THUẾ |
1 |
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019. |
2 |
Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp. |
3 |
Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán. |
4 |
Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp. |
5 |
Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp. |
6 |
Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan. |
7 |
Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
8 |
Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế. |
9 |
Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế. |
10 |
Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế. |
11 |
- Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 đối với trường hợp sau đây: + Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp; + Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. |
*Trên đây là thông tin về danh sách những hành vi được coi là trốn thuế năm 2025
Mức xử phạt hành chính đối với tội trốn thuế là bao nhiêu năm 2025?
Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với tội trốn thuế như sau:
(1) Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(2) Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại (1) mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
(3) Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại (1) mà có một tình tiết tăng nặng.
(4) Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại (1) có hai tình tiết tăng nặng.
(5) Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại (1) có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên
Tội trốn thuế bị xử lý hình sự như thế nào năm 2025?
Đối với hành vi trốn thuế tùy theo các hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu về tội trốn thuế theo các khung hình phạt quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có nêu trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự 2025 như sau:
(1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
+ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(5) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt như sau:
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 200 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trốn thuế không chỉ là hành vi vi phạm hành chính mà còn có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ và tính chất vi phạm. Việc hiểu rõ các quy định pháp luật, nhận diện chính xác hành vi bị coi là trốn thuế sẽ giúp cá nhân, tổ chức phòng tránh sai phạm, đồng thời xây dựng hoạt động kinh doanh minh bạch, bền vững. Nếu quý khách hàng đang gặp vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu về nghĩa vụ thuế, xử lý rủi ro pháp lý trong lĩnh vực thuế, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH Bright Legal – đơn vị tư vấn pháp lý uy tín, luôn sẵn sàng đồng hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân trong mọi vấn đề pháp luật thuế.
Công ty Luật TNHH Bright Legal - Khách hàng là trọng tâm
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Lô 128 Sunrise K, The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0866.625.968 - 0866375617
Hotline: 0913899635 - 0906219525
Email: [email protected]
Chi nhánh Kiên Giang
Địa chỉ: Số 254 Nguyễn Trung Trực, phường Dương Đông, Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: 0775.921.888
Email: [email protected]
Chi nhánh Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 03 Lý Nhật Quang, thị trấn Thạnh Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0906219525 - 0963331555
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Hình sự 🞄 24/06/2025
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung năm 2025, đang được Quốc hội thảo luận, đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự của Việt Nam. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là đề xuất giảm án tử hình đối với một số tội danh. Động thái này không chỉ thể hiện sự thay đổi trong quan điểm về hình phạt mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, từ tính răn đe của pháp luật đến hiệu quả phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người.
Hình sự 🞄 24/06/2025
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung năm 2025, đang được Quốc hội thảo luận, đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự của Việt Nam. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là đề xuất giảm án tử hình đối với một số tội danh. Động thái này không chỉ thể hiện sự thay đổi trong quan điểm về hình phạt mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, từ tính răn đe của pháp luật đến hiệu quả phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người.
Hình sự 🞄 10/06/2025
Luật sư Hình sự tại Bright Legal chuyên tư vấn, bào chữa cho bị can, bị cáo và hỗ trợ pháp lý cho người bị hại trong các vụ án hình sự như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, ma túy, hiếp dâm, trộm cắp, án oan…
Hình sự 🞄 10/06/2025
Luật sư Hình sự tại Bright Legal chuyên tư vấn, bào chữa cho bị can, bị cáo và hỗ trợ pháp lý cho người bị hại trong các vụ án hình sự như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, ma túy, hiếp dâm, trộm cắp, án oan…
Hình sự 🞄 27/06/2025
Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những thay đổi mang tính lịch sử trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Luật sửa đổi, bổ sung này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.
Hình sự 🞄 27/06/2025
Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những thay đổi mang tính lịch sử trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Luật sửa đổi, bổ sung này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.
Hình sự 🞄 27/06/2025
.
Hình sự 🞄 23/06/2025
Trong tố tụng hình sự, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội, tuy nhiên mỗi trường hợp khác nhau thì người bào chữa tham gia tố tụng ở mỗi giai đoạn khác nhau. Tùy từng trường hợp sẽ có thời điểm tham gia tố tụng khác nhau, vậy đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì thời điểm được tham gia tố tụng là từ khi nào?
Hình sự 🞄 23/06/2025
Trong tố tụng hình sự, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội, tuy nhiên mỗi trường hợp khác nhau thì người bào chữa tham gia tố tụng ở mỗi giai đoạn khác nhau. Tùy từng trường hợp sẽ có thời điểm tham gia tố tụng khác nhau, vậy đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì thời điểm được tham gia tố tụng là từ khi nào?