Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thành lập Tòa Phúc thẩm và chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Ngày 30/6/2025, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 03/2025/TT-TANDTC về thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
10/07/2025
Theo đó, Thông tư 03/2025/TT-TANDTC quy định về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Tại Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-TANDTC, việc thành lập các Tòa Phúc thăm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như sau:
(1) Thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
- Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (Tòa Phúc thẩm 1);
- Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (Tòa Phúc thẩm 2);
- Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tòa Phúc thẩm 3);
- Văn phòng;
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra III);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV);
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Thah tra Tòa án nhân dân tối cao;
- Bảo Công lý;
- Tạp chí Tòa án nhân dân.
(2) Sau khi thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao, tại Tòa án nhân dân tối cao có 17 đơn vị trực thuộc, trong đó có 16 đơn vị tại khoản 1 Điều Thông tư 03/2025/TT-TANDTC và Học viện Tòa án.
Tổ chức các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo Thông tư 03 2025 ra sao?
Tại Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao đã quy định về các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao như sau:
(1) Chức năng
Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có chức năng xét xử phúc thẩm vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
(2) Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao sử dụng con dấu riêng có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
(3) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025 và các Luật khác có liên quan.
- Tổ chức công tác xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện các hoạt động lưu trữ theo quy định: Tòa Phúc thẩm 1 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Tòa Phúc thẩm 2 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Tòa Phúc thẩm 3 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao và quy định của pháp luật;
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
- Quản lý, điều hành và sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
- Theo dõi, thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
(4) Cơ cấu tổ chức
- Phòng Hành chính tư pháp;
- Phòng Kế toán, quản trị.
Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-TANDTC có quy định về chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân như sau:
- Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
- Cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao có Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
- Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân có Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động.
- Học viện Tòa án có Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng khoa và tương đương, Phó Trưởng khoa và tương đương, viên chức và người lao động.
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
(2) Giám đốc việc xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;
(3) Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật;
(4) Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
(5) Phát triển án lệ;
(6) Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
(7) Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;
(8) Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết;
(9) Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;
(10) Hợp tác quốc tế;
(11) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết hơn, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Bright Legal
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Lô 128 Sunrise K, The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển, phường Thanh Liệt, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0866.625.968 - 0866.375.617
Hotline: 0913.899.635 - 0906.219.525
Email: [email protected]
Chi nhánh An Giang:
Địa chỉ: Phòng 2A, số 254 Nguyễn Trung Trực, đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0775.921.888
Email: [email protected]
Chi nhánh Hà Tĩnh:
Địa chỉ: Số 03 Lý Nhật Quang, xã Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0906.219.525 - 0963.331.555
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Hình sự 🞄 24/06/2025
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung năm 2025, đang được Quốc hội thảo luận, đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự của Việt Nam. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là đề xuất giảm án tử hình đối với một số tội danh. Động thái này không chỉ thể hiện sự thay đổi trong quan điểm về hình phạt mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, từ tính răn đe của pháp luật đến hiệu quả phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người.
Hình sự 🞄 24/06/2025
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung năm 2025, đang được Quốc hội thảo luận, đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự của Việt Nam. Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là đề xuất giảm án tử hình đối với một số tội danh. Động thái này không chỉ thể hiện sự thay đổi trong quan điểm về hình phạt mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, từ tính răn đe của pháp luật đến hiệu quả phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người.
Hình sự 🞄 10/06/2025
Luật sư Hình sự tại Bright Legal chuyên tư vấn, bào chữa cho bị can, bị cáo và hỗ trợ pháp lý cho người bị hại trong các vụ án hình sự như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, ma túy, hiếp dâm, trộm cắp, án oan…
Hình sự 🞄 10/06/2025
Luật sư Hình sự tại Bright Legal chuyên tư vấn, bào chữa cho bị can, bị cáo và hỗ trợ pháp lý cho người bị hại trong các vụ án hình sự như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, ma túy, hiếp dâm, trộm cắp, án oan…
Hình sự 🞄 10/07/2025
Việc gặp thân nhân là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được pháp luật bảo đảm, góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được thực hiện quyền này. Pháp luật quy định rõ những tình huống cụ thể mà người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân nhằm phục vụ yêu cầu điều tra, giữ gìn an ninh, trật tự. Bài viết sẽ làm rõ các trường hợp hạn chế quyền gặp thân nhân theo quy định hiện hành.
Hình sự 🞄 10/07/2025
Việc gặp thân nhân là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được pháp luật bảo đảm, góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được thực hiện quyền này. Pháp luật quy định rõ những tình huống cụ thể mà người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân nhằm phục vụ yêu cầu điều tra, giữ gìn an ninh, trật tự. Bài viết sẽ làm rõ các trường hợp hạn chế quyền gặp thân nhân theo quy định hiện hành.
Luật sư tranh tụng 🞄 10/07/2025
Ngày 30/6/2025, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 04/2025/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực
Luật sư tranh tụng 🞄 10/07/2025
Ngày 30/6/2025, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 04/2025/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực
Hình sự 🞄 27/06/2025
Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những thay đổi mang tính lịch sử trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Luật sửa đổi, bổ sung này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.
Hình sự 🞄 27/06/2025
Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những thay đổi mang tính lịch sử trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Luật sửa đổi, bổ sung này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.