Hoãn phiên tòa phúc thẩm tối đa được bao lâu? Sau hoãn phiên tòa phúc thẩm thì xét xử tiếp tục hay xét xử lại từ đầu?
18/07/2025
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, việc hoãn phiên tòa là tình huống thường xảy ra vì nhiều lý do khách quan hoặc theo yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, thời gian hoãn tối đa là bao lâu, và sau khi hoãn thì phiên tòa được tiếp tục hay phải xét xử lại từ đầu là những vấn đề cần được hiểu đúng để bảo đảm quyền lợi của các bên, cũng như tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hình sự hiện hành.
18/07/2025
Hoãn phiên tòa phúc thẩm tối đa được bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về hoãn phiên tòa phúc thẩm như sau:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
...
- Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về hoãn phiên tòa sơ thẩm như sau:
Hoãn phiên tòa
- Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
- b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
- c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
- d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
- Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
- Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
- a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
- c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
- d) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
- e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
- Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm tối đa là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn.
Sau hoãn phiên tòa phúc thẩm thì xét xử tiếp tục hay xét xử lại từ đầu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về hoãn phiên tòa phúc thẩm như sau:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
- Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này;
- b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
...
Như vậy, trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Thủ tục của một phiên tòa phúc thẩm được diễn ra như thế nào? Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm ra sao?
Căn cứ tại Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thủ tục phiên tòa phúc thẩm như sau:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
- Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
- Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm ra sao?
Đồng thời, căn cứ tại Điều 362 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm như sau:
- Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
- Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.
Để được tư vấn chi tiết hơn, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Bright Legal
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Lô 128 Sunrise K, The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển, phường Thanh Liệt, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0866.625.968 - 0866.375.617
Hotline: 0913.899.635 - 0906.219.525
Email: [email protected]
Chi nhánh An Giang:
Địa chỉ: Phòng 2A, số 254 Nguyễn Trung Trực, đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0775.921.888
Email: [email protected]
Chi nhánh Hà Tĩnh:
Địa chỉ: Số 03 Lý Nhật Quang, xã Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0906.219.525 - 0963.331.555
Hành chính 🞄 01/07/2025
Ngày 27/6/2025, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 về việc thành lập Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh tổ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực.
Hành chính 🞄 01/07/2025
Ngày 27/6/2025, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 về việc thành lập Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh tổ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực.
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Luật sư tranh tụng 🞄 27/06/2025
Quyền thu thập chứng cứ là công cụ quan trọng giúp luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này vẫn còn bị hạn chế bởi quy định pháp luật chưa đồng bộ và cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền thu thập chứng cứ cho luật sư là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao tính tranh tụng và bảo đảm công lý trong hoạt động tố tụng hình sự.
Hành chính 🞄 17/06/2025
Trong những năm gần đây, việc lập Vi bằng của Thừa phát lại ngày càng được các bên tham gia giao dịch dân sự sử dụng trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán tài sản gắn liền với đất (nhà ở, chung cư mini) như một bảo đảm cho giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chưa đủ điề kiện pháp lý để công chứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ được rủi ro pháp lý khi thực hiện các giao dịch này. Việc sử dụng vi bằng với mục đích thay thế hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà, đất có công chứng, chứng thực đã dẫn đến nhiều tranh chấp pháp lý phức tạp, gây nhầm lẫn cho người dân và ảnh hưởng đến trật tự quản lý đất đai.
Hành chính 🞄 17/06/2025
Trong những năm gần đây, việc lập Vi bằng của Thừa phát lại ngày càng được các bên tham gia giao dịch dân sự sử dụng trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán tài sản gắn liền với đất (nhà ở, chung cư mini) như một bảo đảm cho giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chưa đủ điề kiện pháp lý để công chứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ được rủi ro pháp lý khi thực hiện các giao dịch này. Việc sử dụng vi bằng với mục đích thay thế hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà, đất có công chứng, chứng thực đã dẫn đến nhiều tranh chấp pháp lý phức tạp, gây nhầm lẫn cho người dân và ảnh hưởng đến trật tự quản lý đất đai.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, dữ liệu cá nhân trở thành tài sản có giá trị và cũng là mục tiêu của nhiều hành vi xâm phạm. Nhằm tăng cường kiểm soát và bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, Nghị định 13/2023/NĐ-CP được ban hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cá nhân, đồng thời đặt nền móng cho cơ chế bảo vệ pháp lý mạnh mẽ và minh bạch hơn.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, dữ liệu cá nhân trở thành tài sản có giá trị và cũng là mục tiêu của nhiều hành vi xâm phạm. Nhằm tăng cường kiểm soát và bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, Nghị định 13/2023/NĐ-CP được ban hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cá nhân, đồng thời đặt nền móng cho cơ chế bảo vệ pháp lý mạnh mẽ và minh bạch hơn.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Hội thẩm quân nhân là lực lượng đặc thù trong hệ thống Tòa án quân sự, đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân là cần thiết để bảo đảm tính liêm chính, đúng đắn trong hoạt động tư pháp. Vấn đề đặt ra là: ai có thẩm quyền bãi nhiệm? Và nếu một Hội thẩm bị bãi nhiệm, thì Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có đương nhiên bị bãi nhiệm theo không? Đây là những nội dung cần được làm rõ theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Hội thẩm quân nhân là lực lượng đặc thù trong hệ thống Tòa án quân sự, đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân là cần thiết để bảo đảm tính liêm chính, đúng đắn trong hoạt động tư pháp. Vấn đề đặt ra là: ai có thẩm quyền bãi nhiệm? Và nếu một Hội thẩm bị bãi nhiệm, thì Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có đương nhiên bị bãi nhiệm theo không? Đây là những nội dung cần được làm rõ theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Giám định tư pháp trong lĩnh vực y tế là hoạt động chuyên môn do người giám định thực hiện nhằm đưa ra kết luận khoa học phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người giám định có quyền từ chối thực hiện giám định nếu không bảo đảm được tính độc lập, khách quan theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ tính trung thực, chính xác trong kết luận giám định – yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ án.
Hành chính 🞄 18/07/2025
Giám định tư pháp trong lĩnh vực y tế là hoạt động chuyên môn do người giám định thực hiện nhằm đưa ra kết luận khoa học phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người giám định có quyền từ chối thực hiện giám định nếu không bảo đảm được tính độc lập, khách quan theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ tính trung thực, chính xác trong kết luận giám định – yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ án.